Trang chủ Tin tức

Thầy trò trường Tiểu học Thành Công A hướng về cội nguồn nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

16/04/2024

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

                                      Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng

“Dù ai đi ngược về xuôi 

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

 Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng, quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.

Kế tục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”cao đẹp của cha ông, ngay sau Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Hùng. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Hùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch). Kế tục truyền thống đó, ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn “QUỐC LỄ” của dân tộc mang bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
 Ngày 6/12/2012, UNESCO cũng đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ, đây là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Ảnh 1.

Lễ rước kiệu tại Đền Hùng - Việt Trì – Phú Thọ

 

https://khxhnvnghean.gov.vn/Editor/Uploads/giotohuongcoinguon2.jpg

Lễ rước dâng hương tại Đền Thượng

 Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội của toàn dân Việt Nam. Ngày này người dân Việt Nam dù đang sống, làm việc ở mọi miền của Tổ quốc, ở trong nước hay nước ngoài vẫn hòa chung một nhịp đập hướng về đất tổ. Cùng với đó, những ngày này, người dân cả nước còn có dịp tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội để thể hiện lòng thành kính các Vua Hùng, các vị anh hùng có công với dân tộc, với đất nước.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng - Ảnh 8.

Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước… thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ công đức của các Vua Hùng

Phần lễ có nghi thức dâng hương dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức trang nghiêm, thành kính. Phần hội được tổ chức với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú xung quanh chân núi Hùng: đánh trống đồng, đâm đuống, cồng chiêng, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, kéo lửa thổi cơm thi, hát Xoan Phú Thọ,….

Trình diễn đánh trống đồng, đâm đuống phục vụ đồng bào và du khách nhân dịp  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021 | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ

Hoạt động đánh trống đồng, đâm đuống là một trong những nét văn hóa nghệ thuật đặc trưng, độc đáo trong ngày giỗ Tổ

Chú thích ảnh

Hội thi gói, nấu bánh chưng

https://cdnimg.vietnamplus.vn/t870/uploaded/ngtmbh/2021_04_19/ttxvn_hoi_thi_lam_banh_chung_banh_giay_2.jpg

Hội thi giã bánh dầy

Xem thi đấu ván chèo đứng, trình diễn áo dài, hát Xoan tại Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 - Ảnh 1.

Hội kéo lửa thổi cơm thi

wsu5_9a

Các nghệ nhân phường Xoan An Thái biểu diễn tại Miếu Lãi Lèn - nơi phát tích Hát Xoan.

Từ đền Hùng- Phú Thọ đến các di tích đền thờ Vua Hùng trong nước và cả nước ngoài đều đồng loạt tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch trang nghiêm, thành kính.

Chú thích ảnh

Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng nằm trong Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc.

Chú thích ảnh

Cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi lễ truyền thống

Chú thích ảnh

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 trong khuôn viên Trung tâm thương mại Selgros tại thành phố Leipzig, bang Sachsen, CHLB Đức.

cong dong nguoi viet tai nga thanh kinh to chuc le gio to hung vuong hinh anh 2

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Thủ đô Moscow, Liên bang Nga

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đây đồng thời còn là dịp lễ quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, trở thành đạo lý truyền thống của dân tộc. Ngày Giỗ Tổ là ngày toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 2 đánh giá

Chia sẻ:

Bài viết nổi bật