Trang chủ Hoạt động giáo dục Hoạt động chuyên môn

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HKII MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - LỚP 4 NĂM HỌC 2022 – 2023

20/04/2023

 

A. PHẦN LỊCH SỬ

Câu 1. Nhà Hậu Lê đã làm gì để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội?

A. Vẽ bản đồ đất nước.

B. Quản lí đất nước không cần định ra pháp luật

C. Cho soạn bộ luật Hồng Đức

D. Vẽ bản đồ đất nước và cho soạn Bộ luật Hồng Đức.

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

Vua Quang Trung đã có nhiều ................ nhằm phát triển kinh tế và ...................... của đất nước. Tiêu biểu là ................................., Chiếu lập học và đề cao ..........................

( chữ Nôm, chính sách, Chiếu khuyến nông, văn hóa)

Câu 3: Ngày nay, Nhà nước ta còn thừa kế những nội dung nào của Bộ luật Hồng Đức?

A. Bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.

B. Trọng nam, khinh nữ và phân biệt giàu – nghèo trong xã hội.

C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

D.Ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4:  Em hãy nói nội dung ở các ô bên trái với các ô bên phải sao cho đúng:

1. Tên nhà nước đầu tiên ở nước ta

 

a. vua Hùng

     

2. Tên nhà nước nối tiếp Văn Lang là

 

b. Văn Lang

     

3. Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là

 

c. những thành tựu đặc sắc về quân sự - quốc phòng của cư dân Âu Lạc

     

4. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là

 

d. Âu Lạc

     

5. Kĩ thuật chế tác ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa là

 

e. An Dương Vương

Câu 5:  Triều đại nào xây dựng kinh thành Huế?

A. Triều Trần B. Triều Nguyễn C. Triều Lê D. Triều Lý

Câu 6 : Nhà Nguyễn thành lập năm nào?

A.1858 B. 1802 C. 1792 D. 1820

Câu 7: Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những thông tin dưới đây:

Dưới thời Hậu Lê, nội dung học tập để thi cử là nho giáo.

Vua Lê Thái Tổ cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức.

Nghĩa quân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

Bộ luật Gia Long bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.

Nhà Nguyễn đã xây dựng kinh thành Huế bằng cách nhà vua đích thân chỉ đạo xây dựng, nhân dân vui mừng hưởng ứng.

Ngày 11/12/1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Câu 8:  Nối các mốc thời gian ở bên trái với các thông tin ở bên phải sao cho đúng:

Năm 40

 

Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

     

Năm 938

 

Nhà Trần thành lập

     

Mùa xuân Năm 1789

 

Chiến thắng Bạch Đằng

     

Năm 1010

 

Quang Trung đại phá quân Thanh

     

Năm 1226

 

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Câu 9: Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786)

A.Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long

B. Lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng ngoài cho vua Lê( năm 1786)

C. Mở đầu cho việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Em hãy kể tên một vài di tích lịch sử gắn với nhà Lý ở trung tâm thủ đô Hà Nội hiện nay.

…………………………………………………………………………………………………...

B. PHẦN ĐỊA LÍ:

Câu 1: Thành phố Sài Gòn được mang tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm nào?

A. 1976 B. 1975 C. 1974. D. 1977

Câu 2: Đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ là:

A. Đồng bằng lớn thứ hai nước ta với hệ thống đê ngăn lũ.

B. Đồng bằng lớn nhất nước ta, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo.

C. Đồng bằng có nhiều đầm phá.

D. Đồng bằng có nhiều cồn cát.

Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

Biển Đông là.................... vô tận, đồng thời có nhiều...................., hải sản quý và có vai trò điều hòa....................... Ven bờ có nhiều ......................... đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển .......................... và xây dựng các cảng biển.

(kho muối- bãi biển - khoáng sản - du lịch - khí hậu)

Câu 4: Nghề nào dưới đây không phải là nghề của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung

A. Nghề nông.

B. Khai thác khoáng sản.

C. Làm muối.

D. Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Câu 5:Thành phố Cần Thơ có vị trí ở :

A. Trung tâm đồng bằng Nam Bộ.

B. Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.

C. Trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ.

D. Trung tâm của miền Đông Nam Bộ.

Câu 6: Điền các chữ cái ở đầu mỗi ý chỉ địa điểm sau vào chỗ chấm phù hợp, để thấy được Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:

a) Trụ sở Bộ Ngoại Giao e) Chợ Đồng Xuân

b) Văn Miếu – Quốc Tử Giám g) Đại sứ quán Hoa Kỳ c) Nhà Quốc Hội Việt Nam h) Trung tâm thương mại Vincom

d) Viện bảo tàng Lịch sử Quốc gia i) Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Hà Nội là

trung tâm chính trị

Hà Nội là

trung tâm văn hóa

Hà Nội là

trung tâm khoa học

Hà Nội là

trung tâm kinh tế lớn.

       

Câu 7: Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?

  1. Duyên hải miền Trung có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, phủ cát trắng.
  2. Ven biển rợp bóng dừa và phi lao xanh mát.
  3. Nước biển trong xanh.
  4. Nhiều di sản văn hóa.
  5. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Em hãy nối tên của các đảo, quần đảo với vùng biển tương ứng:

Vùng biển miền Bắc

Vùng biển miền Trung

Vùng biển miền Nam

Cái Bầu

 

Lý Sơn

 

Cát Bà

 

Phú Quốc

 

Côn Đảo

 

Hoàng Sa

 

Trường Sa

Câu 9: Theo em vì sao Đà Nẵng lại có sức hút với nhiều du khách trong và ngoài nước như vậy?

...........................................................................................................................................................

Câu 10: Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những thông tin dưới đây:

Chợ nổi họp ở hai bên bở sông.

Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các loại hàng hóa được trao đổi ở chợ nổi trên sông là: máy vi tính, điện thoại, xe máy, xe đạp....

Chợ nổi trên sông thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về.


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 2 đánh giá

Chia sẻ:

Bài viết nổi bật